CHIA SẺ

Giới Thiệu



Cây Na Thái

Tên phổ thông: Mãng Cầu Na TháiNa Không HạtNa Thái
Tên khoa học: Annona Squamosa L.
Nguồn gốc: Thái Lan
Phân bổ chủ yếu ở Việt Nam: Đồng Nai và các tỉnh Nam Bộ

A. Đặc điểm hình thái:

Na Thái có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m, lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống Na truyền thống

Giống cây này cho quả lớn và trung bình khoảng 2 quả được 1 kg, thậm chí là có quả còn có khối lượng cả kg.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: Cây có thể trồng cây này tại đồng bằng, cao nguyên và ven biển, với yêu cầu là đất không bị ngập úng, không quá chua. Nếu như được trồng ở đất phù sa, cây sẽ cho năng suất cao và cho trái sớm. Còn nếu trồng trên đất có mg và vôi thì trái to và ngọt hơn.

Na Thái có đặc điểm đó chính là tỷ lệ hạt rất ít và chỉ chiếm khoảng từ 20 đến 30% tỷ lệ hạt của những giống Na hiện nay. Cho nên loài cây này còn có tên gọi khác nữa là Na Không Hạt. Nếu như nhìn từ bề ngoài thì Na Thái cũng gần giống với Cây Na Ta có hạt khác. Quả Na Thái thường cho quả có vị ngọt thanh, không có hạt hoặc rất ít, thịt trắng dai.

Chính nhờ vào những ưu điểm nổi bật kể trên mà loại trái cây này hiện nay đang được nhiều người ưa chuộng. Bởi lẽ lợi nhuận từ việc bán Na Thái thường cao hơn rất nhiều so với Mãng Cầu Na có hạt. Chính từ những lợi ích từ năng suất và kinh tế mà Na Thái đem lại đã giúp cho người nông dân có thể một sự lựa chọn mới bên cạnh những giống cây truyền thống đang dần bão hòa.




Trái Na Thái